Quá trình xét giải Giải_Nobel_Vật_lý

TeslaEdison

Thomas EdisonNikola Tesla, hai nhà phát minh nổi tiếng Thế giới cuối thế kỉ 19 và 20 được coi là những ứng cử viên nặng ký cho Giải Nobel Vật lý năm 1915, nhưng không ai trong số họ giành được giải thưởng này cho dù cả hai đều đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. Nhiều người tin rằng ủy ban xét giải đã loại cả hai người do những mâu thuẫn cá nhân giữa hai nhà phát minh này, nhiều bằng chứng cho thấy cả Edison và Tesla bằng cách này hay cách khác đã tìm cách hạ thấp những cống hiến và sự xứng đáng đoạt giải của người kia, đồng thời thề sẽ từ chối giải nếu phải cùng nhận hoặc nhận sau địch thủ của mình—như đồn đại của giới truyền thông.[1][2][3][4] Dù sao thì cũng rất đáng tiếc khi trong danh sách những người nhận giải không có tên Tesla và Edison. Cần biết rằng lúc này Tesla đang rất cần hỗ trợ về tài chính, chỉ một năm sau khi được đề cử không thành, ông đã lâm vào cảnh phá sản

Nhà Vật lý nữ người Áo Lise Meitner đã đóng góp rất lớn vào việc phát hiện ra hiện tượng phân hạch năm 1939 nhưng không bao giờ được nhận Giải Nobel Vật lý.[5] Trong thực tế, chính bà chứ không phải Otto Hahn, người được nhận Giải Nobel Hóa học năm 1944 "vì tạo ra nguyên tố mới nhờ phản ứng phân hạch", đã lần đầu tiên đề cập đến hiện tượng phân hạch đồng vị phóng xạ sau khi phân tích các dữ liệu thí nghiệm và cùng Otto Robert Frisch áp dụng thành công mẫu giọt chất lỏng của Niels Bohr để giải thích hiện tượng này[6]. Nhiều người cho rằng Meitner không được trao giải vì tình trạng trọng nam khinh nữ phổ biến đầu thế kỉ 20 trên Thế giới và ngay trong thành phần ủy ban xét giải, đã dẫn đến những cống hiến của bà bị xem nhẹ và gạt khỏi danh sách trao giải[7].

Giải Nobel Vật lý năm 1956 được trao cho William Shockley, John BardeenWalter Brattain "vì phát minh transistor" trong khi thực tế đã có nhiều phát minh trước đó liên quan đến việc hình thành transistor như các mẫu transistor hiện đại do Julius Edgar Lilienfeld đăng ký bằng sáng chế từ năm 1928[8].

Ngô Kiện Hùng là nhà Vật lý nữ được mệnh danh "Đệ nhất phu nhân của Vật lý", "Marie Curie của Trung Quốc", bà đã chứng minh bằng thực nghiệm sự vi phạm bảo toàn tính chẵn lẻ năm 1956 và là phụ nữ đầu tiên được nhận Giải Wolf cho Vật lý. Tuy vậy đến tận khi mất năm 1997, bà vẫn không được xét trao Giải Nobel Vật lý [9]. Chính Ngô Kiện Hùng đã đề cập thí nghiệm của mình với Lý Chính ĐạoDương Chấn Ninh, giúp cho hai nhà Vật lý này chứng minh thành công lý thuyết về sự vi phạm bảo toàn tính chẵn lẻ trong phân rã điện tử. Lý và Dương đã được nhận Giải Nobel Vật lý vì công trình này, tương tự trường hợp của Meitner, dư luận đã chỉ trích việc ủy ban không đồng trao giải cho Ngô Kiện Hùng như là một biểu hiện của việc trọng nam khinh nữ trong xét giải của Ủy ban Giải Nobel.

Năm 1974 giải được trao cho Martin RyleAntony Hewish "vì những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực Vật lý thiên văn vô tuyến". Hewish được trao Giải Nobel Vật lý với lý do riêng là đã phát hiện ra xung tinh, nhưng thực tế thì nhà Vật lý này ban đầu đã giải thích những tín hiệu thu được là liên lạc của "những người nhỏ bé da xanh" ("Little Green Men", ám chỉ người ngoài hành tinh) với Trái Đất. Sự giải thích chính xác chỉ đến khi David Staelin và Edward Reifenstein phát hiện ra một xung tinh ở tâm của Tinh vân con cua (Crab Nebula). Sau đó, Fred Hoyle và nhà thiên văn Thomas Gold đã giải thích chính xác pulsar là những sao neutron quay rất nhanh trong từ trường mạnh nên bức xạ sóng vô tuyến đều đặn và mạnh như là việc phát ánh sáng của một ngọn hải đăng. Jocelyn Bell Burnell, học trò do Hewish hướng dẫn, cũng không được xét trao giải, mặc dù cô là người đầu tiên đề cập đến các nguồn sóng vô tuyến từ ngoài vũ trụ mà sau đó được chứng minh là bắt nguồn từ các pulsar[10]. Một trường hợp tương tự cũng liên quan đến Vật lý thiên văn là Giải Nobel Vật lý năm 1978, năm đó hai người chiến thắng là Arno Allan PenziasRobert Woodrow Wilson "vì đã phát hiện ra bức xạ phông vũ trụ" (CMB), trong khi ban đầu chính bản thân hai người này cũng không thể hiểu được tầm quan trọng to lớn của phát hiện này và cũng không giải thích được chính xác nguồn gốc của các tín hiệu tìm thấy.

Trong những năm gần đây, Giải Nobel Vật lý cũng không thoát khỏi chỉ trích từ giới khoa học và dư luận. Giải năm 1997 được trao cho Chu Đệ Văn, Claude Cohen-TannoudjiWilliam Daniel Phillips "vì đã phát triển phương pháp làm lạnh và bẫy nguyên tử bằng laser" trong khi những công trình tương tự đã được các nhà Vật lý Nga thực hiện từ hơn một thập kỉ trước đó[11].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải_Nobel_Vật_lý http://datrach.blogspot.com/2004_12_07_datrach_arc... http://www.britannica.com/nobelprize/article-90560... http://edition.cnn.com/SPECIALS/1997/nobel.prize/s... http://www.jimloy.com/physics/edison.htm http://resources.metapress.com/pdf-preview.axd?cod... http://www.nobelprizes.com/nobel/physics/ http://www.washingtonpost.com/wp-srv/style/longter... http://www1.hollins.edu/faculty/richter/327/Absent... http://darkwing.uoregon.edu/~chinaus/publications/... http://www.vanderbilt.edu/AnS/physics/brau/H182/Ha...